Mã vạch là gì ?

Mã vạch là sự thể hiện thông tin trong các dạng nhìn thấy trên các bề mặt mà máy móc có thể đọc được. Nguyên thủy thì mã vạch lưu trữ dữ liệu theo bề rộng của các vạch được in song song cũng như của khoảng trống giữa chúng, nhưng ngày nay chúng còn được in theo các mẫu của các điểm, theo các vòng tròn đồng tâm hay chúng ẩn trong các hình ảnh. Mã vạch có thể được đọc bởi các thiết bị quét quang học gọi là máy đọc mã vạch hay được quét từ hình ảnh bằng các phần mềm chuyên biệt.

Nội dung của mã vạch là thông tin về sản phẩm như: Nước sản xuất, tên doanh nghiệp, lô, tiêu chuẩn chất lượng đăng ký, thông tin về kích thước sản phẩm, nơi kiểm tra….

Mỗi sản phẩm đều có mã số của mình, thường bao gồm 13 con số.

Ví dụ sản phẩm có mã số là 8007141009277.

Hai số đầu tiên (80) tính từ bên trái chỉ cho ta biết đất nước sản xuất ra nó, năm con số tiếp theo (07141) là mã số của hãng sản xuất, năm con số tiếp sau nữa (00297) là tên của hàng hoá, nó chỉ ra đặc điểm tiêu dùng của hàng hoá (mỹ phẩm).

Và con số cuối cùng (7) được gọi là số kiểm tra để kiểm định tính đúng đắn của việc đọc dò các sọc bởi thiết bị scaner.

Ngoài loại mã 13 số cũng có thể có trường hợp mã 8 số – thường dùng cho các loại hàng hoá có kích thước nhỏ bé (mã đất nước gồm 3 con số, mã công ty sản xuất gồm 4 con số và số cuối vẫn là số kiểm tra)

Mã số của đất nước do liên đoàn quốc tế EAN quy đinh. Sau đây là 1 số mã thường gặp: Mỹ và Canada từ 00 đến 09, Pháp từ 30 đến 37, Đức từ 40 đến 43, Nhật 49, Anh và Bắc Ailen 50, Hy Lạp 52(0), Bỉ và Lucxămbua 54, Bồ 56(0), Đan Mạch 57, Nam Mỹ 60(0) và 60(1), Phần Lan 64, Na Uy 70, Ixraen 72(9), Thuỵ Điển 73, Thuỵ sĩ 76, Ý từ 80 đến 83, Tây Ban Nha 84, Séc và Slovakia 85(9), Thổ Nhĩ Kỳ 86(9), Hà lan 87, Áo 90-91, Úc 93, Trung Quốc 69, Thái lan 88,…

Vói sự kiểm tra của mã số có thể kiểm tra chất lượng sản phẩm, sự phù hợp của nó với mẫu nguyên thuỷ. Về phía nhà sản xuất, nếu họ biết chắc rằng ở bất kỳ góc nào trên thế giới mọi người đều có thể nhận ra sản phẩm của họ thì họ cũng có trách nhiệm hơn khi sản xuất

Danh sách nhóm từ R

Nhóm từ R (viết tắt của Nhóm từ nguy hiểm, tiếng Anh: Risk Phrases) được định nghĩa trong Phụ lục III Hướng dẫn 67/548/EEC của Liên minh châu Âu: Những hợp chất và chất điều chế nguy hiểm nghi ngờ gây hại nghiêm trọng đến tự nhiên

R1: Nổ khi khô
R2: Gây nổ nguy hiểm bởi va chạm, ma sát, bắt lửa hay tiếp xúc với nguồn nhiệt.
R3: Gây nổ vô cùng nguy hiểm bởi va chạm, ma sát, bắt lửa hay tiếp xúc với nguồn nhiệt.
R4: Tạo hợp chất với kim loại rất dễ gây nổ.
R5: Đốt nóng có thể gây nổ.
R6: Nổ khi có hoặc không có tiếp xúc với không khí.
R7: Có thể gây cháy.
R8: Tiếp xúc với vật liệu dễ bắt lửa có thể gây cháy.
R9: Nổ khi tạo hỗn hợp với vật liệu dễ bắt lửa.
R10: Dễ cháy.
R11: Rất dễ cháy.
R12: Vô cùng dễ cháy.
R13: Khí hóa lỏng vô cùng dễ cháy.
R14: Phản ứng mãnh liệt với nước.
R15: Tiếp xúc với nước sinh ra khí vô cùng dễ cháy.
R16: Nổ khi tạo hỗn hợp với hợp chất oxi hóa.
R17: Tự bốc cháy trong không khí.
R18: Có thê tạo hỗn hợp hơi dễ cháy nổ trong không khí khi sử dụng.
R19: Có thể tạo thành peroxit gây nổ.
R20: Nguy hiểm khi hít vào.
R21: Nguy hiểm khi tiếp xúc với da.
R22: Nguy hiểm khi nuốt.
R23: Độc khi hít vào.
R24: Độc khi tiếp xúc với da.
R25: Độc khi nuốt.
R26: Rất độc khi hít vào.
R27: Rất độc khi tiếp xúc với da.
R28: Rất độc khi nuốt.
R29: Tiếp xúc với nước sinh ra khí độc.
R30: Có thể tạo thành chất rất dễ cháy khi sử dụng.
R31: Tiếp xúc với axit sinh ra khí độc.
R32: Tiếp xúc với axit sinh ra khí rất độc.
R33: Nguy hiểm khi bị dồn nén.
R34: Gây phỏng.
R35: Gây bỏng nghiêm trọng.
R36: Gây kích thích mắt.
R37: Gây kích thích hệ thống hô hấp.
R38: Gây kích thích da.
R39: Nguy hiểm nghiêm trọng không thể khắc phục được.
R40: Nghi ngờ gây ung thư.
R41: Gây hại nghiêm trọng với mắt.
R42: Có thể gây dị ứng khi hít vào.
R43: Có thể gây dị ứng khi tiếp xúc với da.
R44: Gây nổ nguy hiểm nếu bị đốt kín.
R45: Có thể gây ung thư.
R46: Gây hại đến gen di truyền.
R47: Có thể gây khuyết tật ở thai nhi.
R48: Gây nguy hiểm tàn phá nghiêm trọng đến sức khỏe nếu tiếp xúc bên ngoài kéo dài.
R49: Gây ung thư nếu hít vào.
R50: Rất độc với thủy sinh vật.
R51: Độc với thủy sinh vật.
R52: Gây hại với thủy sinh vật.
R53: Có thể gây tác hại lâu dài với môi trường nước (thủy quyển).
R54: Độc với hệ thực vật.
R55: Độc với hệ động vật.
R56: Độc với địa sinh vật.
R57: Độc với côn trùng.
R58: Có thể gây tác hại lâu dài với môi trường.
R59: Nguy hiểm cho tầng ozon.
R60: Có thể làm suy yếu khả năng sinh sản.
R61: Có thể làm nguy hại đến bào thai.
R62: Có thể gây nguy hại đến khả năng sinh sản.
R63: Có thể gây nguy hại đến bào thai.
R64: Có thể gây nguy hại đến trẻ đang bú.
R65: Nguy hiểm, có thể tàn phá phổi nếu nuốt vào.
R66: Tiếp xúc bên ngoài nhiều lần có thể gây khô hoặc nứt da.
R67: Hơi có thể gây mê hoặc choáng váng, chóng mặt.
R68: Có thể gây nguy hại không thể khắc phục được